(Tuticare Quang Trung)- Trẻ sơ sinh là đối tượng thường mắc các bệnh về tai mũi họng do sức đề kháng còn non yếu. Một trong số đó phải kể đến triệu chứng trẻ sơ sinh bị ngạt mũi và ho do tiếp xúc với các chất gây dị ứng, nhiễm vi khuẩn và virus. Khi đó, bố mẹ cần có cách trị ho và ngạt mũi cho con để tránh trường hợp bé không thở được sẽ dẫn đến mệt mỏi, quấy khóc, ảnh hưởng đến sức khỏe của bé.
>>Có thể mẹ quan tâm
- 10 Mẹo đơn giản chữa dứt điểm chứng "KHÒ KHÈ" ở trẻ
- Tư thế ngủ của bé nói lên điều gì ?
- 9 Thức uống cực "LỢI SỮA" cho mẹ sau sinh
- Nói "KHÔNG" với 17 loại thực phẩm sau khi đang cho con bú
- "Chân dung" 7 mẹ bầu có nguy cơ sinh con dị tật
- Chiều cao, cân nặng chuẩn cho bé từ 0-12 tháng tuổi
- Những tình huống "Khó Đỡ" chỉ mẹ bỉm sữa mới hiểu !
✿ Sử dụng nước muối sinh lý
Dùng nước muối là một biện pháp an toàn và phổ biến giúp chữa ngạt mũi cho bé. Muối có tính kháng khuẩn rất tốt nên có tác dụng làm thông mũi hiệu quả. Mẹ có thể sử dụng nước muối theo 2 cách đó là sử dụng thuốc nhỏ mũi dạng muối sinh lý hoặc tự pha nước muối. Tuy nhiên, theo lời khuyên của các bác sĩ, mẹ nên chọn nước muối sinh lý NaCl 0,9% để rửa mũi cho bé.
Cách nhỏ nước muối sinh lý cho trẻ sơ sinh như sau: Mỗi lần nhỏ mẹ chỉ nên nhỏ 1 giọt 1 bên mũi và không nên đưa sâu ống dẫn vào hốc mũi bé. Sau khi nhỏ có thể massage 2 bên mũi cho trẻ. Mẹ cũng nên lau sạch vòi lọ nhỏ mũi sau khi nhỏ xong một bên mũi cho bé trước khi tiếp tục nhỏ sang bên lỗ mũi thứ hai để đảm bảo vệ sinh.
✿ Dùng dụng cụ hút mũi
Sau khi nhỏ mũi, mẹ có thể sử dụng dụng cụ hút mũi để hút các chất dịch nhầy. Lưu ý rằng trước khi đặt ống vào mũi của bé, mẹ cần bóp bầu cao su trước một lần. Sau đó, nhẹ nhàng hút các chất nhầy từ một bên mũi bằng cách đưa đầu ống vào mũi bé và thả nhẹ tay ra. Rồi bạn lặp lại tương tự cách làm đó đối với bên kia mũi.
✿ Tăng cường cho bé bú mẹ
Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Không những thế, sữa mẹ còn là một loại thuốc tự nhiên giúp tăng cường hệ miễn dịch, chống chọi lại với các căn bệnh thường gặp ở trẻ. Vậy nên, khi bé bị ho, nghẹt mũi, mẹ nên tăng cường cho trẻ bú mẹ (với những trẻ còn bú mẹ) để trẻ tăng cường chất lỏng vào cơ thể giúp loãng đờm và hạn chế vi khuẩn xâm nhập vào phổi của bé.
✿ Tắm nước ấm cho bé
Hơi nước là một trong những biện pháp tốt để khắc phục chứng ho và ngạt mũi ở trẻ sơ sinh. Khi tiếp xúc với hơi nước sẽ giúp chất đờm trong mũi bé được làm loãng và giúp mũi và họng được thông thoáng hơn. Đối với trẻ trên 2 tuổi mẹ có thể cho thêm tinh dầu hoa oải hương hay tinh dầu hoa cúc vào nước tắm để giúp bé cảm thấy thoải mái và dễ chịu hơn.
✿ Dùng tinh dầu bạc hà
Tinh dầu bạc hà có tác dụng kích thích các mạch máu dãn ra từ đó giúp cho không khí đi vào dễ dàng hơn để bé hít thở khi bị ngạt mũi. Mẹ có thể đốt một chút tinh dầu bạc hà trong phòng để giúp bé dễ thở hơn hoặc cho vào bồn tắm lúc xông hơi cho bé. Tuy nhiên, mẹ chỉ nên cho 1 chút thôi nếu liều lượng quá mạnh có thể khiến trẻ bị khó thở hơn đấy.
✿ Sử dụng dầu tràm
Dầu tràm là một loại dầu gió được chiết xuất từ cây tràm. Trong dầu chàm có các chất Eucalyptol, α-Terpineol và Eucalyptol có tác dụng sát khuẩn nhẹ, long đàm, có hương thơm và mùi dễ chịu. Mẹ cùng dầu tràm xoa lên chóp mũi, vùng cổ, lòng bàn tay, bàn chân và ngực cho bé rồi xoa đều. Sau đó, mang tất, bao tay, đội nón và quấn khăn quanh vùng cổ để giữ ấm cho trẻ. Từ đó tình trạng ngạt mũi của bé sẽ đỡ hơn và bé cũng sẽ bớt ho.
✿ Lưu ý khi trẻ bị ho ngạt mũi
Để bảo vệ chức năng sinh lý của mũi, mẹ tuyệt đối không tự ý nhỏ thuốc mũi cho con những thuốc có nồng độ hoặc thành phần không thích hợp cũng như tự ý pha thuốc nhỏ muỗi cho bé.
Khi bé bị ngạt mũi lâu ngày, kèm theo đó là dịch mũi bất thường thì rất có thể là dấu hiệu của các chứng viêm nhiễm đường hô hấp. Lúc này, mẹ cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ ngay để được chữa trị, phòng xảy ra những biến chứng nặng hơn.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét