(Tuticare Quang Trung, Hà Đông)- Cho dù trẻ vẫn ăn uống đủ bữa, mẹ cũng đừng nên lơ là những dấu hiệu quan trọng về sức khỏe sau ở trẻ nhỏ. Đó đôi khi chỉ là biểu hiện rất khó đoán và bình thường, nhưng lại đang cảnh báo tình trạng trẻ không khỏe.
1/ Bé hiếu động quá mức bình thường
Trẻ con hiếu động, nghịch ngợm là chuyện hoàn toàn bình thường. Tuy nhiên, nếu bé quậy phá, nghịch ngợm quá mức, nguyên nhân thường liên quan đến khả năng kết nối và xử lý thông tin của não bộ trẻ. Trẻ hiếu động thường tiêu hóa kém, do ít lợi khuẩn trong đường ruột, ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ dưỡng chất từ thức ăn.
Để tăng cường sức khỏe cho hệ tiêu hóa trẻ, khi chăm sóc bé, mẹ nên hạn chế dùng nhiều thực phẩm chế biến sẵn, đồ hộp, quá nhiều hương liệu và phẩm màu. Đồng thời, cho bé ăn nhiều sữa chua để tăng lợi khuẩn.
>>Có thể mẹ quan tâm
- 10 Mẹo đơn giản chữa dứt điểm chứng "KHÒ KHÈ" ở trẻ
- Tư thế ngủ của bé nói lên điều gì ?
- 9 Thức uống cực "LỢI SỮA" cho mẹ sau sinh
- Nói "KHÔNG" với 17 loại thực phẩm sau khi đang cho con bú
- "Chân dung" 7 mẹ bầu có nguy cơ sinh con dị tật
- Chiều cao, cân nặng chuẩn cho bé từ 0-12 tháng tuổi
- Những tình huống "Khó Đỡ" chỉ mẹ bỉm sữa mới hiểu !
- Trẻ sơ sinh bị Ho,Ngạt Mũi phải làm sao ?
- Trẻ nhẹ cân- Ăn gì để đạt cân nặng chuẩn?
- Trẻ sơ sinh "NGỦ" bao nhiêu là đủ ?
2/ Bé dễ nổi nóng, cáu kỉnh
Sự ổn định cảm xúc cũng phụ thuộc rất nhiều vào lượng chất béo lành mạnh trong cơ thể. Nếu bé con nhà bạn có tính khí nóng nảy, dễ tức giận, có lẽ bé đang thiếu chất béo, đặc biệt là Omega-3. Mẹ nên cho bé ăn ít nhất 3 khẩu phần cá béo mỗi tuần, bao gồm cá hồi, cá trích, cá thu.
3/ Trẻ chậm nói hơn các bạn đồng lứa
Nguyên nhân trẻ chậm nói có thể do việc thiếu vitamin B12, khoáng chất có nhiều trong các loại thực phẩm như thịt bò, thịt gà, thịt lợn, tôm, cá, sữa, trứng. Mẹ nên tăng cường cho bé nạp các thực phẩm này để tạo đà phát triển cho khả năng ngôn ngữ của con nhé.
4/ Tâm trạng trẻ thất thường
Trẻ nhà bạn lúc vui, lúc buồn, dễ khóc, dễ cười? Có thể cơ thể bé đang bị thiếu chất đấy mẹ nhé. Não bộ cần a-xít amin để giữ cho tinh thần luôn vui vẻ, lạc quan. Nếu thiếu protein, lượng a-xít amin không được sản xuất đủ cho tâm trạng ổn định. Vì vậy, mẹ không được quên bổ sung đủ nhu cầu protein hằng ngày cho bé. Thực phẩm giàu protein: Thịt bò, lợn, gà…
5/ Trẻ bị sâu răng
Không chỉ do ăn nhiều đồ ngọt, sâu răng còn là hệ quả của việc thiếu chất khoáng, vitamin cần thiết để đồng hóa chất khoáng. Do đó, mẹ nên bổ sung vào thực đơn ăn uống hằng ngày của con thực phẩm giàu phốt pho, các vitamin hòa tan tỏng chất béo để ngăn ngừa tình trạng sâu răng.
6/ Trẻ thường xuyên bị cảm
Hệ miễn dịch yếu dẫn đến tình trạng cảm cúm thường xuyên ở trẻ nhỏ. Trong đó, nguyên nhân chính nhất vẫn là do thiếu dinh dưỡng, vận động hợp lý. Chỉ khi được ăn uống lành mạnh, rèn luyện thể chất, hệ miễn dịch của trẻ mới khỏe mạnh, đủ sức ngăn ngừa và chống lại bệnh tật.
7/ Bé lười suy nghĩ
Trong 9 tháng mang thai, mẹ bầu nếu không ăn đúng rất dễ ảnh hưởng đến sự phát triển não bộ của con về sau. Nếu đã thiếu sót về dinh dưỡng trong giai đoạn này, mẹ nên tăng cường bổ sung trong khi cho con bú, và chăm sóc bé những năm đầu đời.
Thiếu chất béo lành mạnh, đặc biệt là omega-3, quá trình phát triển của trí não trẻ sẽ chậm phát triển, trẻ trở nên lười suy nghĩ, lúc nào cũng lừ đừ và ít khi muốn tìm tòi, khám phá. Mẹ nên để ý cẩn thận đến vấn đề này nhé!
8/ Da và tóc bé bị khô
Khi cơ thể không có đủ vitamin tan trong chất béo như A, D, E và K2 sẽ khiến cho da khô và tóc xơ, chẻ ngọn. Nếu bổ sung đầy đủ các vi chất này trong bữa ăn, mẹ sẽ thấy sự thay đổi đáng kể từ mái tóc tới làn da của bé, sáng bóng và mềm mịn hơn.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét