(Tuticare Quang Trung, Hà Đông) -Biếng ăn là một vấn đề nan giải của hầu hết các mẹ trong quá trình chăm sóc trẻ. Làm thế nào để con dễ dàng vượt qua việc chán ăn và giữ chúng khỏe mạnh cả về thể chất lẫn tinh thần? Cùng tìm hiểu “bí kíp” của các mẹ sau đây nhé!
>>Có thể mẹ quan tâm
- 10 Mẹo đơn giản chữa dứt điểm chứng "KHÒ KHÈ" ở trẻ
- Tư thế ngủ của bé nói lên điều gì ?
- 9 Thức uống cực "LỢI SỮA" cho mẹ sau sinh
- Nói "KHÔNG" với 17 loại thực phẩm sau khi đang cho con bú
- "Chân dung" 7 mẹ bầu có nguy cơ sinh con dị tật
- Chiều cao, cân nặng chuẩn cho bé từ 0-12 tháng tuổi
- Những tình huống "Khó Đỡ" chỉ mẹ bỉm sữa mới hiểu !
- Trẻ sơ sinh bị Ho,Ngạt Mũi phải làm sao ?
1/ Thay đổi thức ăn
Bạn Phạm Thanh Phương (30 tuổi- TP. HCM) chia sẻ: “Chỉ hai tháng trước đây thôi, mỗi lần cho con ăn là một cực hình đối với gia đình mình. Bé nhà mình biếng ăn kinh khủng. Cứ mỗi lần cho bé ăn là mình phải mở tivi và làm đủ trò. Tuy nhiên, bé cũng chỉ ăn được đến muỗng thứ ba mà thôi. Thậm chí, mình đã phải đưa nhóc đi vòng vòng hết khu công viên trong chung cư nhà mình nhưng cũng không có tác dụng mấy. Và hệ quả là bé sụt cân “không phanh”. Sau khi đã nghiên cứu và tìm hiểu rất nhiều, mình quyết định thay đổi thực đơn mới cho con. Và “cu cậu” đã chịu ăn nhiều hơn trong mỗi bữa”.
Thay đổi thực đơn cho bé là cách đơn giản được nhiều mẹ áp dụng. Mẹ nên tìm thêm nhiều món mới với nhiều màu sắc bắt mắt hơn. Thay vì xào thịt với đậu que, mẹ có thể thêm một ít cà rốt thái sợi vì trẻ em thường bị hấp dẫn bởi màu sáng, rực rỡ. Không quá khó, đúng không?
✿ 2/ Ngon mắt, ngon miệng
Gặp tình trạng tương tự như bạn Thanh Phương, bạn Nguyễn Như Ngọc (35 tuổi- Nha Trang) lại chú trọng nhiều hơn đến việc chăm chút ngoại hình cho món ăn. Bạn chia sẻ “Khi con gái từ chối ăn những món “tủ” của bé, mình quyết định phải thay đổi hình thức trình bày món ăn để sinh động và đẹp mắt hơn”.
Tuy “tốt gỗ hơn tốt nước sơn” nhưng nếu cả “nước sơn” và “gỗ” cùng “tốt” thì vẫn hay hơn nhiều đúng không? Không chỉ nên chú trọng hình thức, mẹ cũng nên thêm một chút gia vị cho món ăn thêm đậm đà. Khi thị giác và khứu giác bị kích thích, bé sẽ ăn được nhiều hơn. Chẳng hạn như lúc làm bánh mì cho con ăn sáng, bạn có thể sáng tạo ra một “vườn thú” dành cho con.
✿ 3/ Cứng rắn
“Do quá bận rộn với công việc nên mình và chồng quyết định nhờ bà nội trông cháu dùm. Tuy nhiên, vì quá thuơng nên bà chiều cháu “hết ga”. Nó không muốn ăn, bà năn nỉ rồi dẫn đi khắp ngõ. Đưa cháu đi học, nó đòi gì bà mua cho hết. Ăn như vậy thì bụng đâu mà ăn cơm nữa. Thấy con sụt kg, hai vợ chồng quyết định nghiêm khắc hơn với con”, bạn Nguyễn Thanh Nhàn chia sẻ.
Có rất nhiều trường hợp không phải do trẻ biếng ăn mà do bé ham chơi hơn là ham ăn. Việc cho trẻ chơi đùa, chạy nhảy trong suốt thời gian ăn sẽ tạ thành thói quen xấu. Như vậ, cứ mỗi lần đến giờ ăn bé lại phải coi tivi hoặc được dẫn đi dạo mới chịu ăn. Đối với những trường hợpp như vậy, mẹ nên “thiết lập” cho bé một thói quen ăn uống lành mạnh. Không nên cho bé ăn vặt trước giờ cơm vì như vậy bé sẽ đầy bụng và không muốn ăn thêm cơm.
Ngoài ra, cả gia đình nên có một giờ ăn nhất định. Nếu không chịu ăn, bé phải chờ vào đúng bữa sau để được ăn tiếp. “Chiêu” nàu đòi hỏi sự cứng rắn của cả bố, mẹ và tất cả người thân trong gia đình. Nếu bé quấy khóc, bạn cứ mặc kệ. Nếu không ai quan tâm, bé sẽ tự động nín khóc mà thôi. Đặc biệt, mẹ phải chú ý, không nên cho con chạy nhảy hoặc xem tivi trong khi ăn. Vì như vậy sẽ làm bé mất tập trung và cũng không tốt cho quá trình tiêu hóa của con. Bé có thể xem tivi sau khi hoàn tất phần ăn của mình.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét